Tuyển sinh

(Cập nhật ngày: 14/1/2015)

1. Lựa chn môn dự thi phù hợp. Thí sinh nên xác định chọn 3 môn thi sẽ dùng để xét tuyển vào ĐH, CĐ trước, tập trung vào 3 môn này. Sau đó hãy chọn môn thi mình có kiến thức chắc rồi, đủ để đạt tốt nghiệp mà không phải mất quá nhiều thời gian học cho đủ số môn thi tốt nghiệp THPT.

 Hồ sơ đăng ký dự thi (từ tháng 3/2015 đăng ký và nộp tại các trường THPT) năm nay không đăng ký dự thi vào trường mà chỉ đăng ký môn thi và ghi rõ dự thi ở cụm thi (34 cụm thi). Đặc biệt, phải ghi rõ mục đích dự thi của mình vì ở đây có 3 nhóm đối tượng đăng ký dự thi khác nhau. Cụ thể:

- Nhóm 1, thí sinh sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT đăng kí 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn còn lại trong số các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Thí sinh ở vùng khó khăn có thể đăng ký thay môn Ngoại ngữ bằng một môn khác. Với những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ B1 trở lên hoặc chứng chỉ quốc tế (theo quy định của bộ), dự kiến sẽ được miễn thi và được điểm thi tối đa; nhưng nếu muốn lấy điểm môn ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ thì phải đăng ký môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

ĐXTN= (Tổng điểm 4 bài thi+Tổng điểm khuyển khích)/8+Điểm trung bình lớp 12

- Nhóm 2, thí sinh vừa thi để xét tốt nghiệp THPT vừa lấy kết quả tuyển sinh ĐH, ngoài việc đăng kí 4 môn liên quan còn phải đăng kí thêm từ 1 – 4 môn khác tùy nguyện vọng các khối thi. Ví dụ, thí sinh thi khối A  đăng kí các môn: Toán, Văn, Ngoại Ngữ, Lý và Hóa. 

- Nhóm 3, thí sinh dự thi chỉ xét vào ĐH, CĐ thì chỉ thi những môn liên quan đến xét tuyển trực tiếp theo khối, ngoài ra có thể thi thêm các môn để xét vào các khối thi khác.

 

2. Thí sinh hãy trình bày bài làm của mình một cách mạch lạc nhất. Thang điểm 20 sẽ chi tiết hóa đáp án, có lợi cho thí sinh hơn. Thang điểm mở rộng ra 20 sẽ càng chi tiết hóa nội dung. Thí sinh dễ ăn điểm từng chi tiết nhỏ sẽ càng có lợi hơn khung điểm 10. Nếu như trước đây, với khung điểm 0,25 và thang điểm 10 chỉ cần 40 ý là kịch trần thì nay cần tới 80 ý mới đạt thang điểm 20. Thí sinh mất điểm ở ý này vẫn có thể dễ dàng đạt điểm ở ý khác trong cùng một câu.Việc mở rộng từ thang điểm 10 sang thang điểm 20 sẽ giúp công tác chấm thi phân hóa chi tiết hơn kết quả thi của thí sinh, hỗ trợ tốt cho công tác xét tuyển sinh của các trường. 

 

3. Thí sinh được quyền thay ngành học đã đăng ký:  Nộp hồ sơ quy định và lệ phí ĐKXT cho trường có nguyện vọng học qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hay nộp hồ sơ trực tiếp tại trường (Trường Đại học Phương Đông chấp nhận cả hai hình thức này). 

Ở mỗi đợt xét tuyển, thí sinh dùng giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng tương ứng với đợt xét tuyển được đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi cấp để đăng kí xét tuyển vào tối đa 4 ngành của một trường.

Trong thời gian quy định của mỗi đợt xét tuyển, được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác

 

4. Thí sinh tuyển vào các trường xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT quốc gia cần hiểu rõ quy trình xét tuyển như sau:

Đối với trường Đại học, Cao đẳng: Ngay sau khi có kết quả xét tốt nghiệp THPT và tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT công bố, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày; điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước; thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31 tháng 10 hàng năm đối với trường đại học và 15 tháng 11 hàng năm đối với trường cao đẳng.

Tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh, trả hồ sơ ĐKXT cho thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ; cập nhật dữ liệu ĐKXT của thí sinh đăng kí xét tuyển vào trường trên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia.

Công bố công khai các thông tin liên quan đến từng đợt xét tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển và đăng kí nhập học của mỗi đợt xét tuyển; cập nhật 3 ngày một lần thông tin ĐKXT của thí sinh trên trang thông tin điện tử của trường (danh sách thí sinh đăng ký và điểm thi xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp) trên trang thông tin điện tử của trường.

 

5. Theo dõi sát sao điều kiện dự tuyển, xét tuyển và điều kiện trúng tuyển vào từng ngành của các trường Đại học, Cao đẳng. Có 235 trường chỉ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Còn lại là các trường vừa sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia vừa sử dụng kết quả học tập ở THPT. Và một số trường kết quả kỳ thi THPT chỉ là điều kiện để được tham gia kỳ thi tuyển sinh vào trường (bài thi trắc nghiệm năng lực, phỏng vấn...), kết quả kỳ thi tại trường đại học mới là kết quả xét trúng tuyển.

Vì các trường cập nhật 3 ngày một lần thông tin ĐKXT của thí sinh trên trang thông tin điện tử của trường (danh sách thí sinh đăng ký và điểm thi xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp) trên trang thông tin điện tử của trường, nên khi nhìn vào chỉ tiểu tuyển thí sinh sẽ biết được điểm của mình có phù hợp với ngành không, kịp thời thay đổi nguyện vọng.

Tổng hợp từ dantri.com.vn


ict.dhphuongdong@gmail.com tiếp tục nhận các thắc mắc, băn khoăn về thông tin tuyển sinh. Tuần tới  ict.dhphuongdong@gmail.com ưu tiên dành trả lời các thông tin về Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông -ĐH Phương Đông. Quý phụ huynh và các em học sinh xin gửi câu hỏi vào hộp thư hoặc inbox http://www.facebook.com/pages/Khoa-Công-nghệ-thông-tin-và-Truyền-thông-ĐH-Phương-Đông/   để được tư vấn cụ thể hơn.


Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 10
Số người đã truy cập: 2441514