Bản tin Khoa

(Cập nhật ngày: 11/9/2014)
Với tiếng Anh, môn được coi là "khó nhằn" của học sinh Trung Quốc, sĩ tử có cơ hội thi hai lần và lựa chọn điểm số cao hơn để ứng tuyển vào các trường.

faces-gaokao-beijing-cream-607-9855-6373

Sĩ tử luyện thi trước ngày diễn ra kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc. Ảnh: Beijing Cream.

Thường diễn ra vào đầu tháng 6 hàng năm, cao khảo (gaokao) là kỳ tuyển sinh đại học duy nhất ở Trung Quốc, được biết đến với mức độ cạnh tranh khắc nghiệt. Cao khảo nhận được nhiều chỉ trích vì quá chú trọng vào điểm số, một trong những nhân tố đánh giá sai lệch sự phát triển toàn diện đối với học sinh và sinh viên.

Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 4/9 đưa ra kế hoạch cải cách được thực hiện theo nhiều bước nhằm đảm bảo hệ thống tuyển sinh trở nên công bằng hơn, tập trung lựa chọn sinh viên dựa vào kỹ năng và khả năng thực tế.

Theo quy chế thi mới, ngoài các môn bắt buộc như tiếng Trung, tiếng Anh và Toán, sĩ tử được phép chọn ba trong số các môn thi: lịch sử, địa lý, hóa học, sinh học, khoa học chính trị, tùy thuộc vào đam mê của bản thân và yêu cầu tuyển sinh của trường. Với bài thi tiếng Anh, sĩ tử có cơ hội thi hai lần và điểm lần nào cao hơn sẽ được dùng để ứng tuyển vào các trường.

Với phương án cải cách, sĩ tử sẽ có cơ hội khám phá khả năng của bản thân, trong khi vẫn có thể tiếp thu nhiều lĩnh vực, nhằm tự tạo nền tảng kiến thức chắc chắn hơn. Việc lựa chọn môn thi đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều cơ hội để sinh viên phát huy lợi thế trong kỳ thi, khuyến khích họ đầu tư và cố gắng hơn trong các lĩnh vực mà họ thực sự quan tâm hay theo đuổi đam mê.

Trước đó, điểm "cộng" dành cho học sinh có thể được tính từ thành tích thể thao hoặc nghệ thuật. Thực tế, sự giám sát lỏng lẻo có thể tạo điều kiện cho tình trạng gian lận điểm số khi xét tuyển. Cải cách mới trong quy chế tuyển sinh có thể giải quyết được tình trạng này.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, kỳ thi tuyển sinh vào trường đào tạo nghề sẽ được tách ra khỏi kỳ thi chung, nhấn mạnh khả năng về kỹ thuật tương đương với năng lực học tập. Các chương trình thử nghiệm ở khóa đầu tiên của trường trung học tại Thượng Hải và Chiết Giang sẽ bắt đầu trong năm nay và dự kiến mở rộng trên toàn quốc trong ba năm tới.

Thu hẹp khoảng cách

Cơ hội được theo học đại học của học sinh Trung Quốc thường có sự khác biệt ở những khu vực khác nhau, phần lớn ảnh hưởng của khoảng cách về dân số và trình độ phát triển. Do đó, một trong những vấn đề được chính phủ nước này quan tâm là thu hẹp sự chênh lệch về giáo dục vùng miền, vốn tồn tại nhiều năm qua.

Các biện pháp tạo ra sự cân bằng được thực hiện với kế hoạch điều chỉnh về phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh, nhằm tăng tỷ lệ nhập học ở các khu vực ở trung tâm, miền tây và khu vực đông dân. Với chỉ tiêu hiện nay, tất cả các trường đại học phải đảm bảo nhu cầu theo học của một số lượng sinh viên nhất định đến từ nhiều địa phương.

Tỷ lệ sinh viên ở vùng nông thôn theo học đại học được đánh giá là tương đương với tỷ lệ sinh viên ở thành thị, nhưng con số tại các trường đại học hàng đầu lại ít hơn. Điều này có thể được lý giải từ khoảng cách về chất lượng giáo dục đào tạo ở các cấp học trước đó.

Cải cách đòi hỏi nhóm trường đại học được xếp hạng cao phân bổ chỉ tiêu nhất định cho sinh viên đến từ các tỉnh nghèo hay vùng dân tộc thiểu số. Chính sách mới đã giúp tỷ lệ nhập học từ khu vực nông thôn năm nay đã tăng 11,4% so với năm trước. Khoảng 50.000 sinh viên đến từ 22 tỉnh nghèo ở Trung Quốc đã được theo học tại các trường đại học hàng đầu.



Tin cũ hơn

Trang đầu 12 3 4 5 6 7 Trang cuối

Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 15
Số người đã truy cập: 2437588